Kinh tế

Phát triển kinh tế hộ từ chăn nuôi nâng cao thu nhập cho người dân

11/06/2021 07:51 107 lượt xem

Xác định kinh tế hộ là một thế mạnh là động lực chính, là “đòn bẩy”, phát triển kinh tế, các xã của huyện Mèo Vạc đã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi gia súc, đặc biệt là nuôi bò vỗ béo.

Những năm gần đây, số lượng đàn bò không ngừng tăng, song song với đó diện tích cỏ trên địa bàn các xã cũng không ngừng được mở rộng, trở thành địa phương có diện tích cỏ chăn nuôi lớn nhất tỉnh. Minh chứng ở xã Pả Vi là địa phương có diện tích cỏ không những đáp ứng đủ nhu cầu tại chỗ mà đã trở thành hàng hóa cung ứng giống và cỏ tươi cho một số xã lân cận. Từ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đã giúp nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã có thu nhập cao. Bà Hoàng Thị Hiên, Phó Chủ tịch UBND xã Pả Vi cho biết: Những năm trước đây, thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 07-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Mèo Vạc, nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi một phần diện tích đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ và vay thêm vốn của Ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi. Do chủ động trong tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đàn gia súc luôn khỏe mạnh, nhanh lớn. Hiện nay xã có 1.590 con bò, 346 ha cỏ. Nhờ phát triển chăn nuôi nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã xuống còn 11,61%.

Dựa vào lợi thế của địa hình, khí hậu của địa phương, huyện Mèo Vạc đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi như hỗ trợ giống con đặc sản, hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng cỏ, ngô làm thức ăn cho gia súc, gia cầm mà đến nay tổng đàn gia súc, gia cầm của Mèo Vạc đã tăng lên rõ rệt. Tính đến hết tháng 5/2021, đàn bò của huyện đã đạt trên 32.000 con, đàn trâu trên 4.000 con, đàn lợn đạt trên 34.000 con… Ngoài ra, huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt các giải pháp về kỹ thuật chăn nuôi, coi đây là khâu then chốt để tạo ra sản phẩm chất lượng; đánh giá lại phương thức khai thác cỏ, năng xuất cỏ thực tế tại các vùng khác nhau để có số liệu chính xác làm cơ sở cho việc bố trí quy mô chăn nuôi của từng hộ; đào tạo cán bộ cấp xã, thôn, hộ dân về kỹ thuật bằng hình thức cầm tay chỉ việc; tiếp tục thực hiện thụ tinh nhân tạo để cải tạo giống và tăng trưởng số lượng đàn bò một cách bền vững; chú trọng tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm của người dân; có các cơ chế thu hút doanh nghiệp thu mua sản phẩm từ chăn nuôi cho nhân dân.

Nhờ có các cơ chế, chính sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với việc được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các lớp tập huấn của các ban, ngành tổ chức và tích lũy được kinh nghiệm từ thực tế, nên các mô hình kinh tế hộ ngày càng phát triển. Nhiều nông dân đã dám nghĩ, dám làm, tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi và vận động nguồn lực từ gia đình để tập trung đầu tư lớn hơn vào kinh tế hộ đem lại giá trị kinh tế cao, tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập