Kinh tế

Mèo Vạc: Đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết 209 HĐND tỉnh

24/07/2016 00:00 162 lượt xem

Là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh, tình hình kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn. Xong từ khi có Nghị quyết 209 HĐND tỉnh Hà Giang về chính sách khuyến khích người dân phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Cùng với các địa phương khác Huyện Mèo Vạc cũng đang tích cực triển khai chương trình theo đúng chỉ đạo của tỉnh. Các cấp các nghành coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong nhiệm kỳ vì chính sách là cầu nối thiết thực giúp nhân dân có động lực để vươn lên thoát đói nghèo.

Là một trong những gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, những năm qua ông Vàng Mí Sò thôn Quán Xí xã Lũng Pù  luôn trăn trở không biết làm thế nào để thoát khỏi cảnh đói nghèo. Một tia sáng hy vọng đến với ông khi nghe xã tuyên truyền về Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh Hà Giang trong buổi họp thôn. Với nguồn lực sẵn có là diện tích trồng cỏ và ngô trên 1ha hiện tại gia đình đang chăm sóc. Ông đã bàn bạc với vợ con rồi quyết định đăng ký vay vốn hỗ trợ của nhà nước số tiền 60 triệu đồng để mua bò về nuôi. Sau quá trình thẩm định nghiêm ngặt của cơ quan chuyên môn từ huyện xuống cơ sở ông được nhận đầy đủ số tiền mà gia đình đăng ký, ông đã ra chợ mua đủ 3 con bò béo tốt dưới sự giám sát của cán bộ xã. Hiện tại bò mới mua đang phát triển rất tốt theo đúng kỳ vọng mà gia đình ông đang mong muốn.

Đối với xã Sủng Trà, là một trong những đơn vị xã đi đầu trong việc chủ động trong việc tuyên truyền để từng người dân hiểu rõ về chính sách hỗ trợ của nhà nước. Sau khi tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn bản nhận thức của nhân dân được nâng lên. Toàn xã có 80 hộ đăng ký vay vốn từ Nghị quyết 209, trong đó có 8 hộ có nhu cầu vay vốn nuôi ong, các hộ còn lại mạnh dạn đăng ký mua bò vỗ béo. Trong quá trình thẩm định thì chỉ có 30 hộ đủ tiêu chuẩn để vay vốn, số này xã đã tích cực cử cán bộ xuống cơ sở thôn để đôn đốc người dân chuẩn bị mọi điều kiện để tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Anh Vừ Mí Tủa thôn Ha Chế xã Sủng Trà huyện Mèo Vạc cho biết: Được xã tuyên truyền về Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, mặc dù gia đình đã có 2 còn bò rồi, xong tôi đã mạnh dạn vay thêm 60 triệu nữa để mua bò về nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Bây giờ chuồng trại gia đình đã xây dựng kiên cố rồi, hôm nọ cán bộ huyện cũng xuống thẩm định rồi. Cũng mong nhà nước sớm giải ngân nguồn vốn để gia đình mua thêm bò về vỗ béo để bán thôi. Gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng cỏ để đảm bảo thức ăn cho đàn bò.

Đối với huyện vùng cao như Mèo vạc ngay sau khi Nghị quyết 209 ban hành, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức hội nghị triển khai, phố biến các chính sách phát triển nông nghiệp đặc biệt là Nghị quyết 209, quyết định 04 đến nhân dân được 334 buổi tuyên truyền, hình thức tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi họp thôn, sinh hoạt chi bộ, thông qua hệ thống loa phát thanh của xã, thị trấn, các đối tượng được tuyên truyền là cán bộ, đảng viên và nhân dân cư trú tại các thôn bản, địa điểm tuyên truyền được tổ chức tại trụ sở thôn. Song song với việc tuyên truyền Huyện đã tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị họp bàn để tiến hành triển khai đồng bộ từ huyện xuống cơ sở. Theo phương châm nhà nhà đều biết, mọi người dân được biết và hiểu về chế độ chính sách liên quan đến mình. Sau nhiều hội nghị triển khai dựa trên thực tế khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Huyện đã xác định chọn con bò và con ong để áp dụng để người dân đăng ký nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình mua giống trâu bò, quy mô từ 03 con trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 20 triệu đồng/con, thời gian hỗ trợ 36 tháng. Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho người dân xây dựng chuồng trại gắn với xử lý chất thải theo tiêu chuẩn. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 3,5 triệu đồng/m2 chuồng trại, thời gian hỗ trợ 36 tháng. Đối với hộ có nhu cầu vay vốn nuôi ong lấy mật hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân mua giống ong nội, quy mô tối thiểu từ 20 tổ ong trở lên. Mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 01 triệu đồng/tổ ong, thời gian hỗ trợ 24 tháng.

Để nghị quyết thật sự đến với từng hộ dân huyện cũng đã chỉ đạo cho các nghành chuyên môn. Chủ đạo là Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn và Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện phối hợp tốt trong thực hiện quá trình thẩm định theo nhu cầu đăng ký của người dân. Trước tiên phối hợp với cấp ủy chính quyền 18 xã thị trấn tuyên truyền đến nhân dân về Nghị quyết. Để triển khai hiệu quả, người dân phải nắm được trình tự thủ tục, các điều kiện được vay vốn. Bước đầu trong quá trình triển khai cho thấy nguồn vốn, cách lập dự toán và phương thức cấp phát thanh toán, cách thức quyết toán là những vấn đề mà người dân còn nhiều băn khoăn cần được giải quyết. Để tháo gỡ khó khăn đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện tập trung bố trí cho cán bộ tới từng hộ đăng ký để thẩm định. Với địa hình hiểm trở dân cư sống không tập trung, bất đồng về ngôn ngữ do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thẩm định của nghành chuyên môn, đặc biệt là đơn vị giải ngân nguồn vốn.

Cán bộ Phòng nông nghiệp phát triển nông thôn và Ngân hàng  nông nghiệp phát triển nông thôn huyện thẩm định hồ sơ vay vốn tại thôn Sủng Nhị A xã Sủng Máng

Theo số liệu thống kê mới nhất đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2016 toàn huyện đã có trên 2 nghìn hộ đăng ký tham gia với số vốn vay đăng ký trên 131 tỷ đồng với số bò cần nuôi 6.649 con; 241 hộ đăng ký chăn nuôi ong với số tiền vay trên 20 tỷ đồng; 42 hộ đăng ký vay vốn làm chuồng trại chăn nuôi tương đương với số tiền vay trên 1 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn vay hiện tại là trên 153 tỷ đồng. Với sự vào cuộc tích cực của nghành chuyên môn, sự phối hợp chặt chẽ của cấp ủy chính quyền địa phương. Đến nay toàn huyện đã tiến hành thẩm định được 9/18 xã thị trấn, với 547 hồ sơ của các hộ gia đình, số tiền vay gần 38 tỷ đồng. Tổ chức giải ngân cho được 26 hộ mua 80 con bò. Sau gần một năm triển khai thực hiện có thể nhận thấy rằng, nhu cầu của người dân rất lớn nhưng để đáp ứng được theo các yêu cầu của Nghị quyết cũng như ngân hàng rất khó khăn. Đây là một thực tế mà 18 xã thị trấn trên địa bàn huyện Mèo Vạc đang gặp phải. Để từng bước tháo gỡ những khó khăn trên cơ sở định hướng của cấp trên huyện đã tổ chức nhiều hội nghị bàn bạc thống nhất với nhiều giải pháp cụ thể. Với mong muốn đem đến cho người dân những đối tượng được thụ hưởng hiểu biết và nắm rõ về mục tiêu của chính sách.

Nghị quyết 209 của Hội đồng nhân dân tỉnh về đẩy mạnh sản xuất hàng hóa chính là bước đệm quan trọng để nhân dân huyện Mèo Vạc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc tổ chức lại sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Qua đó từng bước người dân được tạo điều kiện phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Nâng cao thu nhập từng bước giúp các hộ dân thoát nghèo bền vững. Việc đẩy mạnh triển khai Nghị quyết còn có những khó khăn, vướng mắc. Do vậy thời gian tiếp theo cùng với sự đoàn kết thống nhất Đảng bộ nhân dân các dân tộc huyện sẽ tiếp tục đề ra nhiều giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng huyện ngày càng phát triển đi lên./.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập