Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

CAM KẾT THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐƠN VỊ

11/08/2017 00:00 571 lượt xem

CAM KẾT

THỰC HIỆN QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐƠN VỊ

……………

I- Trách nhiệm của Bí thư, Phó Bí thư chi bộ các cơ quan ngành dọc

1- Về  tư tưởng chính trị: Trung thành với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, đồng thời tuyên truyền, vận động gia đình, người thân, nhân dân thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Tu dưỡng, giữ gìn đạo đức, lối sống và có tác phong công tác tốt; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, luôn gắn bó và quan hệ mật thiết với nhân dân. Có tinh thần cầu thị, khiêm tốn, lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đôi với làm. Trung thực, khách quan trong tự phê bình và phê bình, xây dựng đoàn kết nội bộ. Trách nhiệm cao trong quản lý, sử dụng tài sản công và thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật, kỷ luật, phát ngôn.

3- Về  ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; thực hiện nghiêm túc quy định về những điều đảng viên không được làm, quy chế hoạt động của chi bộ và các nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt Đảng theo đúng quy định; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

4- Về  thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao, đạt kết quả và mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho; có ý thức cao trong xây dựng các tổ chức của hệ thống chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị; có thái độ công tâm, khách quan và được sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Trách nhiệm cao tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.

-     Phổ biến, quán triệt và chỉ đạo cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp trên.

-     Xây dựng, chỉ đạo và triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết của chi bộ và các nhiệm vụ được giao.

-     Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong chi bộ có phẩm chất chính trị tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng; có kỷ cương, kỷ luật tốt; cần cù, sáng tạo, tận tụy phục vụ nhân dân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không cửa quyền, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

-     Đảm bảo phát huy dân chủ, xây dựng chi bộ, cơ quan đoàn kết, thống nhất; ngăn chặn, phát hiện và xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, nảy sinh tại cơ quan, đơn vị.

II-  Xử lý Bí thư, Phó Bí thư chi bộ các cơ quan ngành dọc thiếu trách nhiệm hoặc chưa hoàn thành trách nhiệm được giao:

1- Thiếu tinh thần trách nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ và uy tín, danh dự của chi bộ, địa phương, cơ quan, đơn vị; để xảy ra sai sót, khuyết điểm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, dân sự, trách nhiệm vật chất và trách nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

2- Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có dư luận được xác minh, kết luận Bí thư, Phó Bí thư chi bộ các cơ quan ngành dọc có biểu hiện cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, để vợ (Chồng), con tham gia những việc làm ảnh hưởng đến trách nhiệm bản thân và uy tín của tập thế thì tùy theo mức độ vi phạm tiến hành xem xét xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời đề nghị điều chuyển, bố trí công tác khác không phải chờ hết thời gian giữ chức vụ bổ nhiệm.

3- Suy thoái về tư tưởng chính trị; vi phạm đạo đức, lối sống, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”; vi phạm Điều lệ và các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật (Chưa đến mức cách chức) thì đề nghị điều chuyển, bố trí công tác khác.

4- Lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị trong năm không hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, giải quyết công việc chậm trễ, ách tắc (Trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng), nhũng nhiễu hoặc để cán bộ thuộc quyền quản lý nhũng nhiễu, hiệu quả công việc thấp; không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong 2 năm liên tục thì xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời đề nghị miễn nhiệm chức vụ.

5- Lãnh đạo, chỉ  đạo cơ quan, đơn vị, trong năm hoạt động cầm chừng không quyết liệt, không có chuyển biến tiến bộ so với năm trước hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao chậm tiến độ nhiều lần, có hệ thống do nguyên nhân chủ quan thì tùy mức độ tiến hành xem xét xử lý theo quy định của Điều lệ Đảng đồng thời đề nghị điều chuyển, bố trí công tác khác.

6- Có trên 1/3 số phiếu trở lên của hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (Đối với Huyện ủy viên) hoặc của chi bộ đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì đề nghị xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.

7- Những đồng chí thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm theo Quy định số 262-QĐ/TW ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị nếu có từ 1/3 số phiếu trở lên ở mức tín nhiệm thấp thì đề nghị điều chuyển, bố trí công tác khác.

8- Trong năm không thực hiện đúng cam kết với Ban Thường vụ Huyện ủy thì tiến hành xem xét xử lý kỷ luật về mặt Đảng, đồng thời đề nghị điều chuyển, bố trí công tác khác.

9- Để cán bộ thuộc quyền quản lý vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước mà do cấp trên phát hiện xử lý thì bị liên đới chịu trách nhiệm và tùy theo mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật hoặc đề nghị xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập