Chuyên mục: Truyền thông giảm nghèo đa chiều

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt – Phần 3: Thức ăn trong chăn nuôi trâu bò thịt

21/03/2024 16:12 40 lượt xem

 

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt – Phần 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt – Phần 2: Chọn giống trâu bò

1. Xác định thức ăn thô, xanh

Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ trồng và cỏ tự nhiên cho trâu bò ăn dưới dạng thu cắt hay chăn thả. Cỏ xanh là loại thức ăn ngon và phù hợp với sịnh lý tiêu hóa của trâu bò. Thành phần dinh dưỡng của cỏ xanh khá cân đối và tỷ lệ tiêu hóa khá cao. Cỏ xanh là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho trâu, bò từ đường trong thân cây, xơ.

Ở nước ta mùa cỏ kéo dài khoảng 180-190 ngày và có thể tận thu các nguồn cỏ tự nhiên làm thức ăn cho trâu bò. Tuy nhiên việc trồng cỏ rất quan trọng vì nó đảm bảo chủ động nguồn thức ăn xanh hay dữ trữ để ổn định quanh năm. Do vậy mà ở nông thôn,  người dân đã có kế hoạch phơi rơm, thân cây họ đậu… chất thành đống hoặc bảo quản trong kho để trâu, bò có đủ thức ăn trong vụ đông.

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt
Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt

Trong vụ đông- xuân thức ăn xanh thường khan hiếm, do vậy ngoài phơi khô để dự trữ, ta có thể gieo trồng bắp dày hoặc các loại cỏ chịu lạnh, chịu hạn tốt.

1.1. Xác định thức ăn thô

Đối với các loại cây bộ đậu (cỏ stylo, cỏ ba lá…) tốt nhất là thu hoạch vào giai đoạn có nụ hoa và khi đó thì hàm lượng đạm trong cây cỏ khô là cao nhất. Trong điều kiện chăn nuôi trâu, bò ở nông hộ.

1.2. Xác định thức ăn ủ xanh

Thức ăn ủ xanh là thức ăn dự trữ chiến lược để nuôi dưỡng trâu, bò trong mùa thiếu cỏ xanh (mùa khô hay mùa ngập lụt ở một số vùng ở nước ta). Nguyên liệu ủ xanh có thể là các loại cỏ trồng như cỏ voi, cây bắp non, dày…

Khi ủ xanh (còn gọi là ủ chua hay ủ ướp) thức ăn được bảo quản lâu dài, tổn thất chất dinh dưỡng ít. Thực chất của việc ủ xanh thức ăn là xếp chặt thức ăn thô xanh vào hố kín không có không khí. Thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt, không cần phải xử lý trước khi cho ăn và có thể cho ăn tới 5-7 kg/ 100 kg thể trọng. Nói chung, dùng loại thức ăn này không cần hạn chế về khối lượng, nhưng cũng không nên chỉ cho ăn đơn độc, mà cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác.

2. Xác định thức ăn tinh

2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm:

Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (bắp, mỳ, gạo…), bột và khô dầu, đậu nành, đậu phọng…, các loại cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.

Thức ăn cho trâu bò
Thức ăn cho trâu bò

Đặc điểm chung của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đam, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên do đặc điểm sinh lý tieu hóa của trâu, bò mà ta cần chú ý là thức ăn tinh chỉ dùng để bổ sung dinh dưỡng khi thức ăn thô xanh không đáp ứng đủ. Do vậy mà không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa chất xơ, một đặc điểm chủ yếu về tiêu hóa sinh học của loài nhai lại.

* Các loại phụ phẩm:

– Bã bia: là sản phẩm tách ra sau khi lên men bia. Bã bia tươi là loại thức ăn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Vả lại thành phần xơ trong bã bia rất dễ tiêu hóa nê có tác dụng kích thích vi sinh vật phân giải trong dạ cỏ phát triển. Vì thế nó có thể dùng để bổ sung cho khẩu phần cơ sở là rơm, rạ cho kết quả rất tốt.

Để kéo dài thời gian bảo quản người ta thường cho thêm muối ăn với tỷ lệ 1%. Mặt khác, người ta có thể làm thành bã bia khô để thuận tiện cho việc bảo quản và sử dụng. Tuy nhiên, lượng bã bia trong khẩu phần ăn của trâu, bò tính toán làm sao có thể thay thế không quá ½ lượng thức ăn tinh (không nên cho ăn trên 15 kg/ con/ ngày). Tốt nhất là trộn bã bia và cho ăn cùng với thức ăn tinh, chia làm nhiều bữa trong ngày.

– Rỉ mật: là một phụ phẩm của nghành sản xuất đường, thành phần chính của nó là đường, nên trong chăn nuôi có thể dùng để làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho loài nhai lại. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh dinh dưỡng tổng hợp cùng với ure và khoáng. Tuy nhiên, không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều (chỉ dưới 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rải đều để không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ.

– Cám gạo: là phụ phẩm xay xát gạo, có mùi thơm, vị ngọt, trâu, bò thích ăn. Cám gạo có thể được coi là thức ăn cung cấp năng lượng và đạm. Dùng cám gạo bổ sung cho khẩu phần xơ thô sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích tiêu hóa xơ.

– Bã đậu nành: là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa đậu nành. Có mùi thơm, vị ngọt, trâu, bò thích ăn. Bã đậu nành có thể được coi là thức ăn cung cấp đạm cho gia súc nhai lại. Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn 10- 15kg/con/ngày.

– Bã mỳ: là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột mỳ từ củ mỳ. Bã mỳ tươi có vị hơi chua, nên gia súc nhai lại thích ăn. Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn khoảng 10- 15kg/con/ngày và nên trộn với bã đậu nành hoặc cho ăn thêm ure. Cũng có thể phơi khô, sấy khô bã mỳ để làm nguyên liệu phối chế thức ăn hỗn hợp.

2.2. Xác định thức ăn củ, quả

Các loại củ và quả có thể làm thức ăn cho trâu, bò bao gồm: củ mỳ, khoai lang, củ 19 cải, bí đỏ, cà rốt… Các loại củ, quả nói chung chứa hàm lượng nước cao (70-90%). Trong chất khô của củ, quả chứa nhiều đường dễ tiêu hóa. Trong củ, quả cũng có chứa nhiều vitamin C, vitamin A.

2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp

Các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp thường sản xuất thức ăn tinh cho trâu, bò dưới hai dạng:

– Hỗn hợp giàu đạm (đậm đặc) với thành phần chủ yếu là các loại khô dầu, uê, các loại khoáng và vitamin. Tùy theo thành phần của hỗn hợp mà người chăn nuôi trực tiếp bổ sung thêm các loại thức ăn tinh giàu năng lượng theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành hỗn hợp hoàn chỉnh cho trâu, bò ăn.

– Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh được thiết kế cho từng loại đối tượng khác nhau và người chăn nuôi chỉ việc mua về và cho trâu, bò ăn thẳng với số lượng theo tính toán khẩu phần cụ thể.

Thức ăn cho trâu bò
Thức ăn cho trâu bò

3. Xác định thức ăn bổ sung

3.1. Ure:

Là nguồn bổ sung NPN cho khẩu phần khi các loại thức ăn khác không cung cấp đủ N. Tuy nhiên khi sử dụng urê cần chú tuân theo các nguyên tắc sau:

– Chỉ sử dụng urê khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính toán cẩn thận

– Phải cung cấp đầy đủ các chất dễ lên men (bột, đường, cỏ xanh) để tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động

– Trước khi cho trâu, bò ăn, phải có thời gian làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian làm quen kéo dài từ 5 đến 10 ngày

– Chỉ sử dụng ure cho gia súc trưởng thành, không dùng cho gia súc non, vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh

– Phải cho ăn ure làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn đều với các thức ăn khác để cho ăn được nhiều.

– Tuyệt đối không được hòa vào nước cho trâu bò uống.

3.2. Khoáng và Vitamin

Các chất khoáng rất quan trọng đối với trâu bò, đặc biệt là Ca và P và một số vitamin như A, D, E… Các loại vitamin được bổ sung cùng với khoáng. Có thể bổ sung các chất khác bằng hai cách:

– Trộn các chất khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định gọi là premix khoáng (có bán ở các cửa hàng thức ăn chăn nuôi), Sau đó dùng hỗn hợp khoáng này trộn vào các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2- 0,3 % hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10-40g cho mỗi con.

– Trộn các thành phần khoáng vơi nhau và với các chất độn (đất sét, xi măng…). Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi, dưới gốc cây để bò liếm tự do.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập