Chuyên mục: Truyền thông giảm nghèo đa chiều

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt – Phần 2: Chọn giống trâu bò

21/03/2024 16:09 63 lượt xem

1. Xác định giống trâu thịt

Giống trâu bò Việt Nam hiện nay được chia làm hai loại, đó là trâu Ngố và trâu Gié. Sự khác nhau giữa hai loại hình trâu này chủ yếu ở tầm vóc, còn về đặc điểm giống thì không khác gì nhau.

– Trâu Ngố tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, có hình dáng to và thô hơn, da dày không bóng, xương to, bàn chân to, móng hở.

Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt
Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt

– Trâu Gié tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, có hình dáng nhỏ, thanh gọn hơn, da mỏng và bóng hơn, lông đen và mượt hơn, chân bé và móng khít hơn. Con trâu Việt Nam có những đặc điểm chung sau:

– Vạm vỡ, xương cốt phát triển, tầm vóc không thua kém trâu một số nước. Nhiều con có ngoại hình đẹp, cân đối.

– Có nhược điểm chung là thấp, ngắn, phần sau không nở, mông dốc, bụng to.

– Chất lượng đàn trâu không đồng đều, do phương thức chăn nuôi tự nhiên, nên nhiều vùng, trâu có chiều hướng thoái hóa, tầm vóc nhỏ, sức sinh sản giảm.

2. Xác định giống bò thịt

2.1. Xác định giống bò thịt nội

Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn… Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm như màu sắc của lông và thể vóc nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau. Cũng vì vậy mà hiện nay ta vẫn gọi chung là giống bò nội (bò Vàng Việt Nam). Bò nội thường có sắc lông màu vàng hoặc vàng nhạt hay cánh gián. Và không có thiên hướng sản xuất rõ rệt.

Chọn giống bò thịt
Chọn giống bò thịt

Ngoại hình bò vàng cân xứng. Con cái đầu thanh, sừng ngắn; con đực đầu to, sừng dài thường chĩa về phía trước. Mát tinh, lanh lợi; cổ con cái thanh, con đực to; lông thường đen.Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực to, con cái không có. Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn.

Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp. Nhược điểm của bò nội là tầm vóc nhỏ, nhưng khả năng làm việc dẻo dai, tốc độ đi nhanh, chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thich nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước.

2.2. Xác định giống bò thịt nhập nội

– Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được lai tạo ra ở Mỹ. Bò Brahman có màu lông trắng gio hoặc đỏ. Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680- 900kg, bò cái nặng 450-630kg. Lúc một năm tuổi con đực nặng khoảng 735kg, bò cái nặng 260kg, tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52-58%. Việt Nam đã nhập bò Brahman từ Úc để nhân thuần và cho lai với bò cái Lai Sind để tạo ra con lai hướng thịt.

– Bò Drought Master là giống bò thịt nhiệt đới được lai tạo ra ở Úc. Bò có màu lông đỏ. Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 820-1.000kg, bò cái nặng 550- 680kg. Lúc một năm tuổi con đực nặng khoảng 450kg, bò cái nặng 325kg. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 55-60% (giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi).

 Việt Nam đã nhập bò Drought Master từ Úc để nhân thuần và cho lai với bò cái Lai Sind để tạo ra con lai hướng thịt.

– Bò Hereford là giống bò thịt của Anh, bò có ngoại hình tiêu biểu chuyên dụng hướng thịt. Đầu không to nhưng rộng. Cổ ngắn và rộng. Ngực sâu, rộng Cơ bắp rất phát triển, chân thấp. Bò Hereford có màu lông đỏ, riêng ở đầu, ngực, phần dưới bụng, bốn chân và đuôi có đốm trắng. Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 1.000- 1.200 kg, bò cái nặng 750- 800 kg. Lúc một năm tuổi con đực nặng khoảng 520 kg, bò cái nặng 364 kg. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 67-68% (giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi). Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ kẻ giữa lớp cơ bắp.

Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh bò giống Hereford để cho lai với bò cái Lai Sind để thăm dò khả năng cho thịt của con lai.

3. Chọn giống trâu bò thịt

Việc đánh giá gia súc qua ngoại hình – thể chất có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giống cũng như trong việc xác định giá trị con vật. Đặc trưng của phẩm giống trước tiên bao giờ cũng biểu hiện qua ngoại hình, nhất là màu sắc lông, da. Thông qua đó người nhận ngay ra phẩm giống với các tính năng sản xuất của nó.

Hơn nữa, có những tính trạng không thể tiến hành cân, đo hoặc phân tích bằng phương pháp sinh hóa, sinh lý nên càng cần đánh giá gia súc qua ngoại hình – thể chất. Đây là phương pháp đánh giá thông thường có thể áp dụng được đối với bà con nông dân khi chọn trâu, bò để nuôi theo một hướng nào đó.

3.1. Chọn giống trâu nuôi thịt

* Đối với trâu đực:

– Chọn những con có tầm vóc to, khỏe, cân đối, đi nhanh, nhanh nhẹn.

– Trâu có đầu ngắn, cổ to, gốc sùng to, chắc bốn cạnh vuông, sau tròn, đều.

– Mắt to lồi, tinh nhanh, mõm bẹ, hàm rộng.

Chọn giống trâu thịt
Chọn giống trâu bò thịt

– Ngực sâu, rộng, vai nở, lưng thăng và phẳng, mình dài, bụng gọn.

– Mông nở, dài và rộng, cân đối, đều nhau, da mỏng, bóng.

– Bốn chân to, thẳng, chắc, khỏe, đứng vững chắc, không chạm kheo, móng tròn, khít hình bát úp, gốc đuôi to, dài vừa phải, bốn khoáy đóng vuông

* Đối với trâu cái:

– Tầm vóc to, thân hình phát triển cân đối, nở nang, khỏe mạnh, lông, da mượt, phàm ăn.

– Mõm bẹ, mắt lồi, to và sáng, gân mặt nổi rõ, sùng chắc, gốc sùng to, sùng cong hình bán nguyệt, cổ thanh, gọn, đấu, cổ kết hợp chắc chắn và khỏe

– Ngực sâu, rộng, vai nở, lưng thăng và phẳng, mình dài, bụng tròn, không sệ.

– Bốn chân to, thẳng, chắc, khỏe, đứng vững chắc, không chạm kheo, móng tròn, khít hình bát úp, gốc đuôi to, dài vừa phải, bốn khoáy đóng vuông.

3.2. Chọn giống bò nuôi thịt

* Đối với trâu bò đực

– Chọn những con đực khỏe mạnh, có lý lịch tốt, phát trển bình thường và đạt được một khối lượng nhất định theo quy định của từng loại giống.

– Bê sinh ra hoàn toàn phải được bú sữa trực tiếp và đảm bảo về điều kiện nuôi dưỡng.

– Trong thời kỳ nuôi dưỡng và vỗ béo cần ghi rõ diễn biến về khối lượng hàng tháng, chi phí thức ăn…

– Nếu có điều kiện bê đạt 15-18 tháng tuổi thì giết mổ khảo sát sức sản xuất thịt, đẻ từ đó có hướng trong sản xuất…

* Đối với bò cái:

– Bò phải có thân hình vạm vỡ, chắc chắn, thân rộng và sâu

– Hệ xương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt, vai rộng, có nhiều thịt, ngực sau và rộng.

– Xương chân phát triển tốt; chân phải cân đối, móng chắc, da có tính đàn hồi, lông mượt, mềm.

– Phần sau của thân phải phát triển.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập