Bản tin pháp luật

Tài liệu tuyen truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

28/01/2024 15:13 254 lượt xem

Hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Vai trò và trách nhiệm của UBND cấp xã và cán bộ thôn, người có uy tín trong việc vận động, tư vấn đồng bào DTTS trên địa bàn thực hiện đúng quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

          Những năm gần đây, nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tảo hôn và hôn nhân cận huyết không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội; làm gia tăng nhanh số lượng và giảm chất lượng dân số, trực tiếp ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.

          - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là gì?

          - Hậu quả pháp lý ra sao?

          - Tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như thế nào?

          - Đâu là nguyên nhân ?

          - Giải pháp về phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

          + Tảo hôn là gì: Tảo hôn là kết hôn trước tuổi được phép kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014; Luật Hôn nhân và gia đình qui định tuổi được phép kết hôn đối với nam phải đủ 20 tuổi, đối với nữ phải đủ 18 tuổi trở lên (điều 8). Như vậy, việc kết hôn trước tuổi theo pháp luật qui định là việc bị pháp luật cấm, nếu kết hôn trong trường hợp mà cả hai bên hoặc một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn thì cả hai bên đều vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.

          + Hôn nhân cận huyết thống là gì: Hôn nhân cận huyết thống là kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có dòng họ trong phạm vi ba đời (nếu ông, bà là anh, chị, em ruột thì đến đời cháu chưa được kết hôn với nhau) điểm d khoản 2 điều 5.

          Để đấu tranh, bài trừ tập tục lạc hậu này, trước tiên cần phải nhận thức rõ những tác hại do tảo hôn và HNCHT đem lại.

          - Tảo hôn và HNCHT sẽ sinh ra những đứa con còi cọc, khả năng chống các bệnh tật rất kém cho nên dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh hiểm nghèo, rất khó chữa. Như vậy, gia đình phải chăm lo sức khỏe cho con nhiều hơn, tốn kém 16 nhiều tiền của hơn và sẽ rất khó thoát khỏi đói nghèo, các thế hệ sau ngày càng nhỏ đi, dòng dõi càng ngày càng bị suy thoái.

          - Tảo hôn và HNCHT sẽ sinh ra những đứa con kém phát triển trí tuệ, khả năng học tập kém, không có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, sẽ không thể phát triển được sản xuất và không thể thoát được đói nghèo. Xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành đặc biệt là trong thời đại CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi mỗi con người phải có trí tuệ phát triển, có thể hình to cao, có sức khỏe tốt... những đứa con của những người tảo hôn hoặc HNCHT sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

          - Tảo hôn thì vợ, chồng của người tảo hôn sẽ không có điều kiện học tập, rèn luyện, phấn đấu để trưởng thành, mặt khác chưa phát triển đầy đủ về cả sinh lý và tâm lý, chưa đủ khả năng để chăm sóc con phát triển một cách bình thường, khỏe mạnh, toàn diện, do đó những đứa con đó lớn lên sẽ rất khó khăn về nhiều mặt như sức khỏe, học hành, tìm việc làm...

          - Tảo hôn và HNCHT là vi phạm đạo đức, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, là trái với đường lối của Đảng, là hủ tục lạc hậu và một trong những tệ nạn xã hội, đang ngăn cản việc thực hiện chương trình, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là trở lực thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

          Theo quy định của Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014, tảo hôn và hôn nhân cân huyết thống là một trong những hành vi bị cấm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự tùy vào mức độ vi phạm của hành vi.

          + Về xử lý vi phạm hành chính:

          - Xử phạt vi phạm hành chính, điều 58, điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐCP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định như sau:

          1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

          2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

          3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

          + Về Hình sự:

          - Truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 183 (Bộ luật hình sự năm 2015) về tội tổ chức tảo hôn như sau: Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

          - Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 145 BLHS năm 2015 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

          Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

          Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Có tính chất loạn luân; Làm nạn nhân có thai; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; …..

          Mức hình phạt cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù.

          Tảo hôn và HNCHT gây ra nhiều hậu quả lâu dài và rất nghiêm trọng. Vì vậy, bài trừ nạn tảo hôn và HNCHT là nhiệm vụ cấp bách vừa trước mắt, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị. Để thực hiện việc đấu tranh bài trừ nạn tảo hôn và HNCHT, đòi hỏi mỗi cán bộ, Đảng viên, từng tổ chức đoàn thể phải chủ động, năng động, sáng tạo trong cuộc đấu tranh này, cụ thể là:

          - Đối với mỗi cán bộ, đảng viên phải thật sự gương mẫu trong đấu tranh bài trừ nạn tảo hôn và HNCHT, phải coi là nhiệm vụ của đảng viên, thờ ơ, vô cảm với các tệ nạn này là một trong những biểu hiện của suy thoái, nhất là đối với con, em của cán bộ, đảng viên; tổ chức Đảng ở cơ sở phải coi việc đấu tranh bài trừ nạn tảo hôn và HNCHT là nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, một trong những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở cơ sở, không thể xếp loại tổ chức cơ sở Đảng “Trong sạch, vững mạnh” nếu ở địa phương mình còn có nạn tảo hôn và HNCHT.

          - Đối với cấp chính quyền cơ sở, ngoài những nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng thì nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng là một nhiệm vụ rất cơ bản, cấp bách và lâu dài, không thể coi bộ 18 máy chính quyền cơ sở là vững mạnh nếu ở địa phương mình còn tệ nạn tảo hôn và HNCHT.

          + Đề cao việc xử lý hành vi tảo hôn theo Quy ước, Hương ước thôn, bản. Tuy nhiên nếu đã xử lý bằng Quy ước, Hương ước mà hành vi vi phạm không chấm dứt thì kiên quyết xử lý bằng pháp luật.

          + Phải phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm việc tảo hôn ngay từ khi mới phát sinh. Có sự cam kết không để xảy ra trình trạng tảo hôn trên địa bàn mình quản lý, trường hợp có xảy ra thì tiến hành vận động tuyên truyền cho nhân dân nhận thức rõ về tác hại cũng như quy định của pháp luật về hành vi tảo hôn, trường hợp cố tình vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.

          - Đối với Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức đoàn thể, nhất là cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc đấu tranh bài trừ tệ nạn tảo hôn và HNCHT. Ngoài việc vận động hội viên giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc và tiến bộ, đồng thời đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Giáo dục con, em mình hiểu được hậu quả, tác hại của tảo hôn và và hôn nhân cận huyết thống.

          - Các ngành chức năng theo thẩm quyền xem xét khởi kiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tảo hôn, tổ chức tảo hôn đối với các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật để tạo tính răn đe trong cộng đồng.


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập