Văn hóa - Xã hội

Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát giữa kỳ &thảo luận về tính bền vững của nển tảng Em vui”

27/02/2023 15:42 184 lượt xem

Sáng ngày 25/2, tại huyện Mèo Vạc Văn phòng Plan Hà Giang phối hợp với Viện nghiên cứu Phát triển Xã hội, tổ chức Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát giữa kỳ & thảo luận về tính bền vững của nền tảng Em vui”. Dự có đại diện Sở Ngoại vụ, Sở Giáo dục & Đào tạo, Ban điều hành dự án Plan các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc;…

Hội thảo “Công bố kết quả khảo sát giữa kỳ &thảo luận về tính bền vững của nển tảng Em vui”

“Em Vui” là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (EMPoWR) do Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đồng tài trợ, được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp thực hiện với Tổ chức Plan International tại Việt Nam. Dự án được triển khai tại 19 xã thuộc 4 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Mèo Vạc và Yên Minh. Đối tượng đích của dự án là 17.200 em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi được hưởng lợi trực tiếp từ những hoạt động của dự án, cho đến khi kết thúc giai đoạn thực hiện, Dự án kỳ vọng sẽ lan tỏa thông tin tới hơn 57.400 em vùng dân tộc nữa trên khắp 4 tỉnh dự án. Mục tiêu tổng quát của dự án là các trẻ em gái, em trai, nam nữ thanh niên các dân tộc thiểu số sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu và tiếp cận quyền lợi của họ, tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ và đóng góp ý kiến của mình cho các nhà hoạch định chính sách. Thời gian qua, “Em Vui” đã được thiết kế và hoàn thiện trên nền tảng website https://emvui.vn, ứng dụng điện thoại và 06 kênh mạng xã hội cùng tên là Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube, Instagram và Twitter. Ở giai đoạn thử nghiệm Em Vui đã nhận được sự tham gia trải nghiệm và hưởng ứng của nhiều người, trong đó có các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại các địa bàn dự án.

Theo đó, qua khảo sát từ nền tảng “Em vui” đã biết được nguyên nhân chính của tình trạng tảo hôn là do tập quán của địa phương, đói nghèo, thiếu sinh kế, giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả; địa hình miền núi giáp biên, phân bố dân cư thưa thớt, quản lý an ninh biên giới còn hạn chế, thiếu kiến thức pháp luật và hiểu biết về di cư, lao động an toàn… nên thường xảy ra tình trạng mua bán người. Qua khảo sát thì chỉ có 28% được trang bị để phòng tránh tảo hôn; đặc biệt các em thiếu hiểu biết về các rủi ro mua bán người & cách phòng tránh, đồng thời thiếu kiến thức, kỹ năng về sử dụng Internet.

Mục tiêu cụ thể của buổi Hội thảo nhằm chia sẻ kết quả khảo sát giữa kỳ của nền tảng Em Vui, tăng cường củng cố cam kết của địa phương về “chương trình quốc gia về phòng chống tảo hôn và mua bán người” thông qua đó đề xuất giải pháp bền vững nhằm duy trì sử dụng và phát triển nền tảng “Em Vui” sau khi dự án kết thúc.

Minh Chuyên - Minh Huệ

Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập