Văn hóa - Xã hội

Làng Văn hóa, Du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà điểm đến hấp dẫn của huyện Mèo Vạc

12/01/2017 00:00 371 lượt xem

Toàn cảnh Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà

 

Từ trung tâm huyện Mèo Vạc đi về hướng nam theo Quốc lộ 4C khoảng 15km rồi rẽ phải theo đường đi xã Nậm Ban, du khách sẽ đến được Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà huyện Mèo Vạc. Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng nơi đây được biết đến là một vùng đất thơ mộng với nhiều cảnh đẹp, giàu bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Giáy.….Đến với Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, du khách sẽ được tham quan, trài nghiệm, hòa mình vào với khung cảnh thiên nhiên và không gian thoáng đãng, được tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc nơi đây…… 

Thiếu nữ người Giáy

 

Bước trên con đường bê tông ngoằn ngoèo, uốn lượng vào thôn, du khách không khỏi ngạc nhiên khi được hòa mình vào với cảnh sắc thiên nhiên, hùng vĩ, cảnh đẹp như tranh vẽ. Hiện ra trước mắt du khách là những thửa ruộng bậc thang trải dài, uốn lượn bên sườn núi…… Những ngôi nhà sàn khói tỏa mờ sương, nằm sau khuất những rặng che xanh ngắt, du khách còn được hòa mình theo theo tiếng nước chảy róc rách hai bên đường đi, để rồi bắt gặp những cô gái Giáy đang mải mê nô đùa bên suối,…. hay ngồi bên hiên nhà thêu những bộ trang phục truyền thống của dân tộc…… Đối với người Giáy trang phục của họ luôn giản dị, tao nhã không màu sắc như nhiều dân tộc khác, mà rất dễ phân biệt với màu chàm và hoa văn đặc trưng ở trang phục, khăn vấn đầu. Điều đó chứng tỏ phụ nữ người Giáy rất chăm chỉ thêu thùa và luôn coi trọng việc chăm sóc gia đình…….

Phụ nữ Giáy thêu trang phục dân tộc

 

Thôn Tát Ngà có 69 hộ, họ sống quần tụ thành làng và duy trì những nét văn hoá đặc sắc riêng biệt, điều đó được thể hiện từ kiến trúc nhà ở, phong tục tập quán....Cuộc sống của người Giáy cũng giống như các dân tộc láng giềng Tày- Nùng trong vùng, với nền sản xuất nông nghiệp, canh tác trên những thửa ruộng bậc thang uốn quanh bản làng. Tất cả tạo nên không gian thơ mộng, bình yên cho những du khách khi đến tham quan, thưởng ngoạn…..

Xây dựng Làng VHDL tiêu biểu gắn với việc khôi phục các làng nghề truyền thống, huyện đã đầu tư vào thôn một số hạng mục như làm đường bê tông đến từng hộ gia đình, khôi phục lại lễ hội truyền thống của dân tộc Giáy. Các hộ gia đình đã tích cực chỉnh trang nhà cửa, thân thiện, cởi mở trong giao tiếp với du khách. Du lịch trải nghiệm tại thôn, du khách được chứng kiến, tham gia các hoạt động thường ngày của người dân, được thưởng thức những món ăn bản địa và ra về với món đồ kỷ niệm được sản xuất bằng phương pháp truyền thống...

 

Đối với các du khách ưa thích mạo hiểm, trinh phục thiên nhiên có thể thử sức mình leo lên Thác Trắng qua cung đường mòn dốc đứng.  Thác Trắng như một dải lụa trắng tinh khôi buông dài từ trên đỉnh núi có độ cao vài trăm mét. Từ chân thác lên tới đầu nguồn được chia thành 3 bậc, nước đổ ào ào tạo cảm giác thoải mái sau quãng đường đi bộ. Thác Trắng được xem như một nét chấm phá tạo nên bức tranh “sơn thủy hữu tình” và chắc hẳn mỗi du khách đều muốn khám phá nơi đây…..

 

Tham quan thưởng ngoạn tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, du khách sẽ được biết thêm nhiều phong tục, lễ hội đặc sắc mà khó có thể thấy ở nơi khác. Nằm ngay giữa thôn có một miếu, đây chính là nơi thờ cúng thần làng và cũng là nơi đặt chiếc trống linh thiêng của người Giáy. Ở đây mỗi làng đều có một chiếc như vậy. Hội trống làng là một nét văn hoá đặc sắc riêng biệt của người Giáy. Hội thường được tổ chức trong 3 ngày Tết nguyên đán để cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt,....

Múa trống của người Giáy thôn Tát Ngà

 

Dịp này, cả làng lại nô nức trong ngày hội xuân, công tác chuẩn bị cho ngày hội được mọi đối tượng từ già trẻ đến gái trai trong làng chuẩn bị,…....người dân trong thôn với những bộ trang phục đẹp của ngày xuân, nô nức tụ tập tại khoảng đất trống tham gia những điệu mua trống, múa khăn,….. Dân ca dân tộc Giáy rất đặc sắc biểu hiện tình cảm con người với con người. Người Giáy gọi hát là vươn hay phươn, và có nhiều thể thức hát, nhưng chủ yếu vẫn là hát đối đáp của trai gái. Ca hát của người Giáy phản ánh nhiều khía cạnh ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh nghiệm sản xuất và sinh hoạt xã hội của con người…..

Phụ nữ Giáy duyên dáng trong điệu múa Nón

 

Đến với Làng Văn hóa du lịch cộng đồng thôn Tát Ngà, du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương như: Sôi nêp 7 màu, vịt đồng, cá ruộng, gà đen, thịt treo..… bên bếp lửa hồng món Síu dề cùng với những chén rượu nồng sẽ đưa du khách hồi tưởng lại những cảm nhận cùng nhiều kỷ niệm ngọt ngào khó quên, để rồi nhớ mãi một vùng đất nơi Biên cương của Tổ quốc. 

 

 

Ấn vào hình để xem Video

 


Tin khác

Liên kết website

Thống kê truy cập